Kinh tế số khu vực Đông Nam Á (6 nước: Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malay, Indo, Phi) với dân số 605 triệu người (nguồn: WorldBank) bất chấp những khó khăn trong năm 2023 khu vực này vẫn vượt qua mọi rào cản và cho thấy tiềm năng tăng trưởng đáng kể. Tất cả được nêu chi tiết trong báo cáo mới nhất của e-Conomy SEA mới nhất của Google, Temasek và Bain&Company.
Chúng ta cùng nhau xem qua tóm tắt Báo cáo nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á nói chung & kinh tế số Việt Nam nói riêng trong năm 2023
I. TÓM TẮT KINH TẾ SỐ ĐÔNG NAM Á 2023
1.Người tiêu dùng lấy lại niềm tin khi lạm phát và lãi suất được ổn định.
2. Mặc dù 2023 là năm khó khăn nhưng Đông Nam Á là khu vực có tiềm năng tăng trưởng đáng kể trong tương lai và các yếu tố thúc đẩy tiềm năng này ở Đông Nam Á là:
- Đặc điểm nhân khẩu học có lợi
- Của cải gia tăng
- Tốc độ đô thị hóa tăng
3. Các nhà đầu tư điều chỉnh kỳ vọng về các thương vụ và cân nhắc các khả năng rút lui
Đầu tư tư nhân ở mức thấp trong 6 năm qua do chi phí sử dụng vốn cao và các vấn đề về vòng đời vốn.
Dịch vụ tài chính kỹ thuật số (DFS) tiếp tục là lĩnh vực đầu tư hàng đầu với các thương vụ có giá trị cao nhất nhờ tiềm năng tạo thêm doanh thu cao. (theo báo cáo của Bain analysis)
Trong khi đó các doanh nghiệp kỹ thuật số ở Đông Nam Á phải chật vật chứng minh được giá trị của mình cho các nhà đầu tư và phải đạt được các tiêu chí đầu tư
4.Điểm sáng khác của nền kinh tế số Đông Nam Á là các doanh nghiệp chuyển trọng tâm tích cực tạo thêm doanh thu nhằm hướng tới sự bền vững tài chính
Doanh thu trong lĩnh vực kỹ thuật số tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ thu phí ngày càng tăng và chứng kiến các bên tích cực mở rộng sang các luồng doanh thu liên quan. Trong năm 2023 vừa qua dịch vụ giao đồ ăn dẫn đầu tăng trưởng về doanh thu, tiếp đến theo thứ tự là du lịch, vận tải và thương mại điện tử. (theo báo cáo của Bain analysis)
Trong năm vừa qua chứng kiến các doanh nghiệp kỹ thuật số đã có những bước nhảy vọt hướng tới sự bền vững tài chính, trong năm vừa qua chứng kiến mức tăng trưởng doanh thu đang vượt xa mức tăng trưởng tổng giá trị hàng hoá (GMV) tới 70%. (theo báo cáo của Bain analysis)
Mảng dịch vụ tài chính kỹ thuật tạo thêm 30 tỷ USD doanh thu cho nền kinh tế kỹ thuật số. Mức tăng trưởng mạnh mẽ này là do sự lan rộng nhanh chóng của các dịch vụ tài chính số ở Đông Nam Á. (theo báo cáo của Data.ai; Bain analysis)
5.Thu hút người tiêu dùng có mức chi tiêu cao và các nhóm lân cận
Để đạt được lợi nhuận, doanh nghiệp cần ưu tiên những người tiêu dùng có mức chi tiêu cao, nhưng để đạt được sự tăng trưởng lâu dài thì cần phải có một cơ sở khách hàng rộng lớn hơn.
Những người tiêu dùng có mức chi tiêu cao là những người có tần suất mua sắm và chi tiêu trực tuyến cao hơn, do vậy, tốc độ chi tiêu trực tuyến của họ cũng nhanh hơn.
Thực tế cho thấy thì 30% người tiêu dùng có mức chi tiêu cao chiếm đến 70% tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng trong nền kinh tế số Đông Nam Á. (Nguồn: Khảo sát người tiêu dùng Kantar e-Conomy SEA do Google ủy quyền, ID, MY, PH, SG, TH, VN, 2023, khảo sát trực tuyến giữa 18-64 người dùng Internet và người chi tiêu cho nền kinh tế kỹ thuật số, ngày 10 tháng 8 – ngày 01 tháng 9 năm 2023 (n >= 1.300 mỗi quốc gia, tổng cộng n = 7.881; HVU mỗi quốc gia ít nhất n >= 390, tổng cộng n=2.368 HVU)
Tuy nhiên, nói như vậy cũng không đồng nghĩa xem nhẹ tập người tiêu dùng có mức chi tiêu thấp hơn (70% người tiêu dùng còn lại) vì có cơ sở chứng minh nếu những trở ngại chính trong việc chi tiêu trực tuyến được loại bỏ, thì tiềm năng tăng trưởng chi tiêu trực tuyến của những người dùng có mức chi tiêu thấp hơn sẽ gấp 1,9 lần so với tiềm năng tăng trưởng của những người tiêu dùng có mức chi tiêu cao. (Nguồn: Khảo sát người tiêu dùng Kantar e-Conomy SEA do Google ủy quyền)
Và động lực kích thích những người dùng có mức chi tiêu thấp hơn để bắt đầu chi tiêu trực tuyến nhiều hơn là:
- Giá thấp hơn 18%.
- Niềm tin vào nền tảng hoặc ứng dụng 15%.
- Dễ sử dụng 14%.
6. Thu hẹp khoảng cách kinh tế số giữa các quốc gia
Người tiêu dùng Đông Nam Á tiếp tục được hưởng lợi từ quá trình số hoá, đặc biệt là ở các thành phố đô thị lớn. Và nền kinh tế số là động lực tăng trưởng chính của khu vực và mức tăng trưởng của nền kinh tế số dự kiến sẽ tiếp tục vượt xa mức tăng trưởng GDP toàn Đông Nam Á. (Nguồn: Bain analysis)
Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần cải thiện như: cơ sở hạ tầng, kiến thức kỹ thuật số, và phạm vi tiếp cận dịch vụ cần được cải thiện để đạt được mức tăng trưởng kỹ thuật số dài hạn, bền vững ở những thành phố không phải là đô thị lớn. (Nguồn: World Bank; GSO; LHQ; UNICEF; AIIB; Google Maps; Bain analysis)
II.TÓM TẮT KINH TẾ SỐ VIỆT NAM 2023
1/ TỔNG QUAN VIỆT NAM
- Sản xuất và xuất khẩu sẽ là chìa khóa cho tăng trưởng
Nhu cầu xuất khẩu suy yếu đã hạn chế nghiêm trọng đà tăng trưởng trong nửa đầu năm 2023. Mặc dù Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng khi các công ty toàn cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ, nhưng việc đảm bảo đầu tư công để giải quyết những hạn chế về cơ sở hạ tầng sẽ là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng. Tiền lương và việc làm sẽ tiếp tục có tác động đến nền kinh tế kỹ thuật số. - Du lịch nội địa nâng tầm ngành công nghiệp rộng lớn hơn
Dự kiến ngành du lịch sẽ phục hồi hoàn toàn trong năm sau (2024), chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch nội địa. Sự ra mắt của các hãng hàng không mới và sự gia tăng số lượng đường bay quốc tế đã tạo điều kiện cho sự gia tăng này, bất chấp sự trở lại chậm trễ của khách du lịch Trung Quốc. - Người chơi địa phương thúc đẩy tăng trưởng trong phương tiện truyền thông kỹ thuật số
Bối cảnh truyền thông kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh mẽ của địa phương và nhiều công ty địa phương. Trò chơi – đặc biệt là trò chơi trên thiết bị di động (mobile game) – đang phát triển đặc biệt nhanh chóng, với một số nhà phát triển địa phương đạt được thành công trên trường quốc tế. Các nhà cung cấp dịch vụ phát trực tuyến nhạc theo yêu cầu tại địa phương cũng tiếp tục nổi bật, ngay cả khi vi phạm bản quyền đặt ra những thách thức đối với việc đăng ký. - Thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục phát triển
Thanh toán kỹ thuật số tiếp tục phát triển ở Việt Nam nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, đầu tư từ các ngân hàng thương mại và sự phổ biến rộng rãi của mã QR – đặc biệt là sau sự ra đời của VietQR. Xu hướng này dự kiến sẽ còn tăng tốc khi ngân hàng nhà nước đẩy mạnh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa.
2/ Nền kinh tế kỹ thuật số đang trên đà đạt ~45 tỷ USD vào năm 2025, được thúc đẩy bởi những kỳ vọng mạnh mẽ về tăng trưởng kinh tế3/ Mức chi tiêu của nhóm người dùng có chi tiêu cao cao hơn gấp 5,4 lần so với nhóm người dùng có mức chi tiêu thấp hơn, đây là điểm sáng nhất và là sự thay đổi tích cực nhất trong triển vọng chi tiêu ở Đông Nam Á dù trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn.
4/ Dịch vụ tài chính kỹ thuật số (DFS) tăng trưởng nhanh chóng và Giá trị đầu tư tư nhân tăng mạnh vào nửa đầu 2023
DOWNLOAD